Tuyệt đối không điều chỉnh lịch trong khoảng thời gian 22h đến 4h sáng. Đây là thời gian chuyển giao lịch, nếu cố tình dùng lực tay để điều chỉnh thì sẽ dễ làm hỏng bánh xe lịch. Một số nhà sản xuất thiết đặt cơ chế nhảy lịch từ lúc 10h tối – 7h sáng.
Bởi vì nếu như bạn quay kim giờ qua 12h mà lịch ngày nhảy thì có nghĩa giờ trên đồng hồ đang hiển thị là đêm và ngược lại nếu như lịch ngày không nhảy thì có nghĩa đang là giờ ban ngày. Dựa vào dấu hiệu cơ bản này bạn có thể điều chỉnh được chính xác đồng hồ của mình, tránh tình trạng đồng hồ nhảy lịch sang ngày mới vào buổi trưa.
Dù là đồng hồ cơ hay quartz thì cơ chế hoạt động giờ, ngày, thứ,… cũng đều giống nhau. Nếu bạn muốn chỉnh lịch trên đồng hồ của mình thì hãy thực hiện các bước sau:
Bước 1: Rút núm chỉnh ra ở nấc thứ 2, vặn kim đồng hồ theo chiểu thuận, chạy qua mốc 12h để kiểm tra sáng chiều.
– Nếu thấy lịch ngày nhảy thì đó là mốc 12h đêm
– Nếu lịch ngày không nhảy thì đó là mốc 12h trưa.
Bước 2: Đưa đồng hồ về khoảng an toàn: từ 9h sáng đến 12h trưa (giờ trên đồng hồ)
Bước 3: Đóng núm lại một nấc (để núm điều chỉnh ở nấc 1) để chỉnh lịch. Chỉnh lịch về ngày hôm qua (ví dụ hôm nay là ngày 17 thì bạn chỉnh lịch về ngày 16). Như vậy là đồng hồ của bạn đang chỉ vào khoảng giờ sáng ngày hôm qua.
Bước 4: Rút núm chỉnh (để núm điều chỉnh ở nấc 2), vặn đồng hồ chạy xuôi về đúng thời điểm ngày giờ hiện tại.
Sau khi chỉnh đúng ngày giờ xong, bạn hãy đóng khít núm chỉnh lại.
Vào những tháng không đủ 31 ngày, đồng hồ của bạn vẫn nhảy đủ 31 ngày và gây ra hiện tượng sai lịch ngày. Ví dụ hết ngày 30/4 thì hôm sau sẽ là ngày 1/5, tuy nhiên, đồng hồ của bạn vẫn hiển thị lịch là ngày 31.
Cách xử lý như sau:
Bước 1: Vào giờ an toàn trên đồng hồ (9h đến 12h sáng) của ngày đầu tháng sau (như ví dụ trên là sáng ngày 1-5). Bạn nhẹ nhàng rút núm chỉnh ra 1 nấc (nấc chỉnh lịch), lúc này kim giây nếu có sẽ vẫn chạy.
Bước 2: Vặn núm chỉnh sao cho lịch nhảy đến đúng ngày hiện tại. Chỉnh xong bạn nhớ đóng khít núm đồng hồ lại.
– Sau khi chỉnh đúng ngày giờ xong, bạn hãy đóng khít núm chỉnh lại nếu không đồng hồ sẽ bị nước, hóa chất, hơi ẩm xâm nhập vào bộ máy bên trong.
– Nên tháo đồng hồ ra khỏi tay khi sử dụng núm đồng hồ. Bởi nếu vừa đeo đồng hồ, vừa kéo núm sẽ rất dễ làm cho núm bị cong vênh do góc tiếp xúc của tay với đồng hồ lúc đó là rất hẹp. Núm kết nối với các bộ phận trong máy nên nếu chúng bị lệch, các bộ phận khác sẽ bị ảnh hưởng theo.
– Không chỉnh giờ khi đồng hồ tiếp xúc với nước hay ở môi trường có nhiều độ ẩm.
Hy vọng những hướng dẫn trên đã giúp ích cho bạn khi thực hiện chỉnh giờ cho đồng hồ cơ. Đừng quên chia sẻ cho bạn bè, người thân nếu bạn thấy hữu ích!
Nếu còn băn khoăn, thắc mắc về đồng hồ, bạn hãy liên hệ ngay với Đăng Quang Watch qua hotline 18006005 hoặc click chat ngay để được tư vấn nhanh nhất!
VPGD: Số 55 Trần Đăng Ninh – Cầu Giấy – TP. Hà Nội - Email: contact@dangquangwatch.vn
Giấy CNĐKKD và MSDN số: 0104938104 đăng ký lần đầu do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp ngày 07/10/2010